Wednesday, August 12, 2020

Hiểu về thế giới từ dữ liệu như thế nào ?

Dữ liệu (Data) được coi là biểu tượng hoặc dấu hiệu, đại diện cho các kích thích hoặc tín hiệu, sự kiện đã xảy ra được ghi nhận bởi  tác nhân quan sát (sensor, người hay thiết bị thu thập data chuyên dụng)

Thông tin được định nghĩa là dữ liệu có ý nghĩa và mục đích. Chúng ta chỉ hiểu được thông tin khi có ngữ cảnh, nơi thế giới mà dữ liệu đã được thu thập khách quan. 

Kiến thức là sự kết hợp linh hoạt giữa kinh nghiệm, giá trị, thông tin theo ngữ cảnh, cái nhìn sâu sắc của chuyên gia và nền tảng trực giác bên trong mỗi người, cung cấp một môi trường và khuôn khổ để đánh giá và kết hợp các trải nghiệm và thông tin mới. Nó bắt nguồn và được áp dụng trong tâm trí của chúng ta. 

Trong các tổ chức, nó thường không chỉ được nhúng trong các tài liệu và kho lưu trữ mà còn trong các thói quen, quy trình, thực hành và chuẩn mực của tổ chức.

Sự khôn ngoan là khả năng tăng hiệu quả. Trí tuệ làm tăng thêm giá trị, đòi hỏi chức năng tinh thần mà chúng ta gọi là khả năng phán đoán của người lãnh đạo trong tổ chức.  

Các giá trị đạo đức và thẩm mỹ thường có tính nội hàm trong một hệ thống, nó là phản chiếu theo độ đo của theo quan điểm cá nhân và ý thức hệ chính trị/tôn giáo #Ideology 


nguồn dịch từ

https://kvaes.wordpress.com/2013/05/31/data-knowledge-information-wisdom/

Sunday, August 2, 2020

How to build Smart Artificial Evolution Loop with Leo CDP

Vì sao chỉ dùng ý chí quyết tâm Freewill để thích nghi với hoàn cảnh là không đủ nếu {quốc gia, tổ chức, công ty, gia đình} của bạn có chi phí {nợ, vận hành , tiêu dùng} quá lớn ?
Tóm tắt: Thuyết tiến hoá là một lý thuyết khoa học đã thay đổi nhận thức con người về quá trình phát triển sinh học trong tự nhiên, nó cũng đúng một phần với xã hội loài người thời kỳ đầu tiên. Tuy nhiên, chúng ta với tư cách là một loài tiến hoá cao cấp trên hành tinh trái đất có đủ quyền tự do để lựa chọn phương thức tiến hoá có tính tiến bộ nhất.
bài viết trình bày quan điểm cá nhân của mình cho câu hỏi trên, cũng như vẽ tầm nhìn mà công ty công nghệ #USPA sẽ xây dựng trong 5 năm tới. Mình giải thích một số thuật ngữ chính trong hình vẽ như sau: #Evolution Loop: là vòng lặp tiến hoá mà các công ty hay sẽ phải thích nghi với hoàn cảnh.

Có tất cả 3 cấp độ tiến hoá phổ biến (theo quan điểm cá nhân mình)


1️⃣ Quá trình tiến hoá sinh học để hình thành ý thức giá trị cá nhân

#Personal Thinking: là quá trình tiến hoá, phát triển nhận thức ở cấp độ một cá nhân từ lúc sinh ra, trưởng thành và khẳng định giá trị bản thân với xã hội. Vòng lặp OODA là bản chất chính trong quá trình phát triển này. Bốn bước chính bao gồm: #Observe (quan sát), #Orient (định hướng), #Decision (quyết định con đường đi) và #Action (hành động)

2️⃣ Quá trình tiến hoá chiến lược để hình thành ý thức hệ tập thể, quốc gia

#Strategic Thinking: là quá trình tiến hoá thứ 2 sau quá trình tiến hoá sinh học và nhận thức cá nhân. Các cá nhân sẽ liên kết với nhau trong 1 hệ thống luật lê như một nhóm (team hay business unit) để cùng nhau tồn tại và phát triển. Đây là quá trình tiến hoá hình thành các làng xã, các công ty vừa và nhỏ.
Các quá trình tiến hoá chủ động, có tính chiến lược sẽ diễn ra trong 4 bước #Analytics: tổng hợp và phân tích dữ liệu và tổng quát hoá thành các quy trình. #Visual Thinking: tư duy ở mức độ quy trình với hoàn cảnh cụ thể, diễn ra trong bộ não các lãnh đạo của nhóm hay tổ chức. #Critical Thinking: các lãnh đạo sẽ tổ chức các buổi meeting để tư duy phản biện lẫn nhau #Strategy Thinking: một chiến lược cuối cùng sẽ được thông qua để giúp tổ chức từ trạng thái thích nghi bị động sang chủ động trong các tình huống đã được chuẩn bị kỹ lưỡng. Quá trình tiến hoá kiểu trên đã diễn ra trong lịch sử xã hội loài người trong 5000 năm qua ở nhiều cấp độ khác nhau.
Đây là một quá trình đẫm máu vì sự mâu thuẫn quyền lợi diễn ra giữa các lãnh đạo có tư duy chiến lược khác nhau, dẫn đến những cuộc chiến tranh đầy chết chóc. (chiến tranh tôn giáo, chiến tranh quyền lực chính trị, hay giữa các quốc gia để giành tầm ảnh hưởng quyền lực,...)

3️⃣ Quá trình tiến hoá tầm nhìn từ thông tin tri thức hay Dataism để hình thành ý thức, các giá trị đạo đức chung và niềm tin về các mô hình chân lý sự thật có giá trị vượt trên không gian và thời gian

Vì lý do tiến hoá ở mức độ 1 và 2, trong quá trình tiến hoá xã hội lịch sử, các tôn giáo lớn xuất hiện để giúp con người tiến hoá về mặt ý thức và nhận thức. Nó cân bằng và giảm tính bạo lực do quá trình tiến hoá tự nhiên tạo ra. Tiến hoá về mặt tâm linh và ý thức hệ giúp con người xây dựng những giá trị nhân sinh quan vượt thời gian trong hơn 3000 năm qua, từ Do Thái giáo, Kitô giáo, Phật giáo,... đều chứa đựng kiến thức và tri thức để giúp xã hội phát triển, giúp cân bằng giữa bản chất tiến hoá sinh học và tiến hoá nhận thức để con người bớt sống theo bản năng, lấy tri thức và đạo đức là giá trị trung tâm. VD: Kitô giáo lấy giá trị tình yêu giữa con người trong xã hội làm quan điểm trung tâm, Phật giáo lấy sự tỉnh thức trong tâm trí là khái niệm chính.
Ở thế kỷ 21, lần đầu tiên con người đang ở xu hướng kỹ thuật số #Digitalization mọi thứ. Chủ nghĩa dữ liệu #Dataism được hình thành để mang lại ý thức hệ đầu tiên ở thiên niên kỷ thứ 3. Điều này vẫn đang xảy ra nhiều tranh luận sôi nổi giữa các nhà triết học, thần học và khoa học. Tuy nhiên, mọi hệ thống kỹ thuật số phải được vận hành dựa trên dữ liệu và cuộc sống con người ngày càng phụ thuộc computer, smart phone và Internet. Đây là điều không thể phủ nhận.


Trọng tâm chính ở cấp độ thứ 3 là sử dụng ý thức con người ở thực tại kết hợp quá trình tự nhận thức trong tâm trí, tự học hỏi để tìm ra các quy luật mô hình nhân quả (Causality Model) trong một xã hội cụ thể và tổng quát hoá lên thành các quy luật có tính phổ quát cao (Universal Laws).
Ở mức độ tự nhiên, quá trình này cần những người lãnh đạo có khả năng thiên phú cao, kết hợp sự tự rèn luyện liên tục. 
Ở mức độ kỹ thuật số, câu hỏi đặt ra liệu con người kết hợp máy móc có thể hình thành một đức tin mới ?  Đó là câu hỏi mà bản thân mình cũng đang đi tìm câu trả lời