Triết lý lấy khách hàng làm trung tâm trong marketing đã xuất hiện từ lâu, nó xuất hiện từ thời con người buôn bán ở chợ và trao đổi hàng hoá. Tuy nhiên khi xã hội được công nghiệp hoá (Industry 2.0 và 3.0), xuất hiện mô hình sản xuất hàng loạt (mass production), tư duy người làm marketing chuyển trọng tâm từ con người sang sản phẩm (product-first), sau đó mới tập trung làm marketing để kiếm khách hàng. Lúc này (đầu thế kỷ 20) mới xuất brand-driven marketing và trade marketing để công ty chỉ tập trung quản lý, sản xuất và kiểm soát đại lý phân phối sản phẩm.
Từ đầu thế kỷ 20, từ mô hình quản trị kinh doanh cổ điển của Peter Drucker, lấy vai trò của người làm kinh doanh như CEO chỉ là tập trung quản lý con người, nguồn vốn, phát triển thị trường và tập trung vào doanh thu. Điều này dẫn đến rất nhiều cuộc đại suy thoái và khủng hoảng kinh tế vì hàng hóa được sản xuất một cách vượt ngưỡng cung-cầu (demand supply and market equilibrium), nó thể hiện phương thức sản xuất theo cách tư duy ý chí của ban điều hành công ty (từ mong muốn chủ quan lợi nhuận trên hết, thay vì nhìn vào dữ liệu thực tế cung-cầu và mong muốn của khách hàng).
Nếu không thu thập đủ và chính xác dữ liệu về thị trường, các công ty không thể xác định chính xác trạng thái bão hòa của khi cung và cầu tiếp xúc nhau |
Marketing đã cứu thế giới khỏi chiến tranh thế giới thứ 3 như thế nào ? 😀
May mắn là sau cuộc đại khủng hoảng 1933 (vốn cũng là nguồn gốc của chiến tranh thế giới thứ 2), các mô hình quản trị hiện đại đã giúp các công ty tránh đi vào vết xe đổ của cách tư duy tư bản 1.0 . Các mô hình ứng dụng data-driven marketing thế hệ đầu tiên ra đời, ứng dụng toán học thống kê, tạo ra bộ môn Market Research. Nó thể hiện rõ nhất trong mô hình marketing theo trường phái của giáo sư Philip Kotler với triết lý marketing cơ bản trong tất cả sách giáo khoa:
Ông tin rằng marketing là một phần thiết yếu của kinh tế và thấy nhu cầu bị ảnh hưởng không chỉ bởi giá cả mà còn bởi quảng cáo, khuyến mại, lực lượng bán hàng, thư trực tiếp và nhiều người trung gian khác nhau (đại lý, nhà bán lẻ, bán buôn, v.v.) hoạt động như bán hàng và phân phối kênh truyền hình. Nguồn: https://en.wikipedia.org/wiki/Philip_Kotler
Từ mô hình này, người làm marketing có thể tạo market mới , dùng marketing research để sampling (chọn mẫu từ một tập customer) và thống kê , dự đoán hành vi mua hàng (sức mua).
Industry 4.0, sự phục hưng của mô hình kinh doanh lấy khách hàng làm trung tâm và kiến tạo thị trường mới như thế nào ?
Trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 (Industry 4.0), một xu hướng phục hưng customer-first business model với khách hàng là tài sản của công ty (và cả dữ liệu của họ) đang diễn ra. Đây là một xu hướng không thể đảo ngược
Những hình ảnh sau đây sẽ đáng giá nghìn lời nói 😎
Source: https://innovator.news/the-platform-economy-3c09439b56 |
Source: https://www.superoffice.com/blog/how-to-create-a-customer-centric-strategy/ |
Source: https://blog.treasuredata.com/blog/2017/03/09/what-is-multi-touch-attribution/ |
Kết luận cho quan điểm triết lý "Customer-first Business Model"
Với kinh tế thị trường tự do, các tập đoàn và quốc gia sẽ kết nối với nhau qua các hiệp định thương mại tự do, họ sẽ chủ động tìm hiểu thị trường và dùng data-driven marketing để kết nối khách hàng. Điều này giảm thiểu rủi ro khủng hoảng kinh tế do dư thừa hàng hóa, khả năng xoay vốn cũng xảy ra nhanh hơn. Con người sẽ dùng dữ liệu và trái tim khách hàng làm trung tâm, thay cho dùng chiến tranh để giành đất đai và tài nguyên.
Tài nguyên quý giá nhất mà mỗi công ty có là gì ? Chính là trái tim và dữ liệu khách hàng, điều này sẽ giúp công ty trường tồn theo thời gian.
https://drive.google.com/file/d/1RJvigcd8Ws2480ssOJaF72wOZe3qAsQv/view?usp=sharing